Skip to Content

Project B-learning Project B-learning

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

Tên dự án :

“Cải tiến chất lượng dạy và học tiếng Pháp nhằm nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn đầu ra thông qua việc áp dụng các khóa học theo hình thức hỗn hợp (Blended Learning)”

 

“Renforcement de l’enseignement-apprentissage du français et des compétences requises chez les étudiants par la mise en place d’une formation hybride

 

Đơn vị thực hiện : Bộ môn tiếng Pháp – Viện Ngoại ngữ - trường ĐHBK HN

 

  1. Giới thiệu Dự án

·Bối cảnh và tính cấp thiết của Dự án

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) đã từ lâu luôn là một trong những trường đại học tiên tiến nhất Việt Nam trong việc sử dụng công nghệ. Để đảm bảo sự phát triển của mình, ĐHBK HN đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng để hướng tới, bao gồm việc xây dựng ĐHBK HN thành trường đại học hàng đầu trong khu vực, có trình độ cao, đa ngành nghề và đa lĩnh vực. Chính sách đào tạo, bao gồm việc đào tạo các kỹ năng cần thiết, đã được xác định rõ và được thể hiện trong các chương trình đào tạo và các hoạt động học tập có liên quan.

Cách tiếp cận đảm bảo chất lượng, đối với chúng tôi, là một cách tiếp cận thiết yếu trong chiến lược phát triển của trường đại học. Trong giai đoạn 2017-2025, một trong năm định hướng phát triển của ĐHBK HN là tập trung vào việc cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao với những yêu cầu đổi mới, hoàn thiện hơn.
Để đạt được mục tiêu phát triển, lãnh đạo nhà trường đã có chủ trương đưa vào áp dụng các chương trình giảng dạy theo mô hình hỗn hợp nhằm phát huy ưu điểm của mô hình đào tạo này, đặc biệt là trang bị hiệu quả hơn các kỹ năng toàn diện cho các kỹ sư tương lai.  

·Mục đích trọng tâm 

Nhằm nâng cao trình độ kiến ​​thức đầu ra của khối sinh viên hướng tới, cụ thể là Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao ở Việt Nam (PFIEV), với tên gọi mới là Chương trình đào tạo Việt-Pháp, chúng tôi đang cải tiến chương trình dạy học tiếng Pháp thông qua việc thiết kế các khóa học tiếng Pháp học thuật -chuyên ngành tin học và cơ khí hàng không theo mô hình hỗn hợp. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho sinh viên một mô hình học luyện thi DELF B1 có tính tương tác cao và phong phú về tài nguyên giáo dục hơn.

·Kết quả mong đợi 

  • Thiết kế thành công nền tảng giảng dạy bao gồm 3 nội dung : một khóa luyện thi B1 theo chuẩn của Khung ngoại ngữ 6 bậc châu Âu (CECR) và hai khóa tiếng Pháp học thuật.
  • Đào tạo đội ngũ giáo viên thiết kế nội dung khóa học cho phù hợp với hình thức hỗn hợp và thực hiện hoạt động hướng dẫn từ xa cho sinh viên;
  • Nâng cao tỷ lệ sinh viên được nhận phụ lục bằng do Ủy ban Bằng kỹ sư Pháp (CTI) cấp, đối với sinh viên chương trình KSCLC (PFIEV) và số bằng đại học do trường ĐHBK HN cấp, đối với sinh viên các chương trình có liên quan trong dự án;
  • Phát triển khả năng học tự chủ và các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường đại học cũng như cuộc sống nghề nghiệp trong tương lai.

Poster Dự án

  1. Mô hình sư phạm
  • Mô hình đào tạo được thiết kế như sau :
    • Thời lượng đào tạo giáp mặt : 80% - 70 % 
    • Thời lượng đào tạo trực tuyến : 20% - 30 %

·Trong đó, các buổi học sẽ được sắp xếp kế tiếp nhau với các mục tiêu sư phạm như sau :

  • Các giờ học giáp mặt sẽ được bổ sung bằng các nguồn tài nguyên phong phú : tài liệu thuyết trình, video clip, học liệu số, do đội ngũ Dự án tự xây dựng hoặc khai thác từ Internet.
  • Các hoạt động học tập từ xa sẽ được tiến hành bằng các hoạt động học chủ động, theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm, được các cô giáo hướng dẫn thông qua các diễn đàn đồng bộ và không đồng bộ.
  1. Các thành viên Dự án và vai trò trách nhiệm
  • Ban điều hành Dự án : đại diện các cấp lãnh đạo Trường, Viện NN, Trung tâm Mạng thông tin và ban điều hành cấp BM.
  • Nhóm thành viên thực hiện Dự án : 07 giảng viên – Bộ môn tiếng Pháp và 01 thư ký Dự án - chuyên viên Văn phòng Viện NN. Trưởng nhóm : GVC-ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Thành viên nhóm Dự án – Bộ môn Tiếng Pháp

  • Các đối tác :
    • TS. Mokhtar BEN HENDA, Giảng viên Khoa học thông tin và truyền thông, Đại học Bordeaux Montaigne – CH Pháp
    • TS. NGUYỄN Hữu Bình, Trưởng Phòng đào tạo, chuyên ngành Tiếng Pháp, Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng
    • Ông Laurent BRAULT, Điều phối viên khu vực - Phó Trưởng khoa Khoa « Hàng không », Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
    • Ông TRẦN Văn Hoàng, Giám đốc kỹ thuật, Công ty tin học Pháp - Pentalog VN 
  1. Đối tượng thụ hưởng của Dự án
  • Khóa “Luyện thi DELF B1” : sinh viên thuộc 03 chuyên ngành đào tạo (Hệ thống thông tin và truyền thông, Tin học công nghiệp, Cơ khí hàng không thuộc CT Việt-Pháp)
  • Khóa “Tiếng Pháp học thuật – Tin học” : sinh viên thuộc 02 chuyên ngành đào tạo (Hệ thống thông tin và truyền thông, Tin học Công nghiệp thuộc CT Việt-Pháp)
  • Khóa “Tiếng Pháp học thuật – Cơ khí hàng không” : sinh viên thuộc 01 chuyên ngành đào tạo (Cơ khí hàng không thuộc CT Việt-Pháp)
  1. Lịch trình thực hiện Dự án

Dự án được thực hiện trong vòng 02 năm, từ tháng 8-2019 tới tháng 9-2021, bao gồm 2 giai đoạn như sau :

  • Giai đoạn 1 (8/2019 – 8/2020) : đào tạo giáo viên, thiết kế 03 khóa học hỗn hợp, chạy thử nghiệm và Thẩm định Pháp ngữ ;
  • Giai đoạn 2 (9/2020 – 9/2021) : tổ chức Tọa đàm chuyên ngành cho sinh viên, giảng dạy thử nghiệm 03 khóa học hỗn hợp, kiểm tra, đánh giá và viết báo cáo hoàn thành Dự án./.